Thoái hóa cột sống - Một trong những bệnh lý về xương khớp. Bệnh lý này là do quá trình lão hóa của cơ thể theo thời gian. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng do một số nguyên nhân khác từ thói quen xấu, ăn uống… Vậy thoái hóa cột sống là gì ? Những dấu hiệu thoái hóa cột sống bạn có biết ? Và nguyên nhân từ đâu ? Tất tần tật sẽ được giải đáp qua bài viết chia sẻ ngay dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là một thuật ngữ Y Học chỉ hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên gây ra. Dấu hiệu của thoái hóa cột sống xuất hiện sớm hơn ở đốt sống cổ và đốt sống lưng do đây là vùng chịu sức nặng của phần xương đầu và xương trục. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mô tả những biến đổi hình thái liên quan đến cột sống, bao gồm suy yếu đĩa đệm, giảm tính đàn hồi, tính chịu lực,...
Tình trạng thoái hóa cột sống xuất hiện nhiều ở dân văn phòng và dân lao động nặng, thường khởi phát từ trên 30 tuổi. Tuy nhiên, dưới áp lực của cuộc sống hiện đại, căn bệnh ngày càng trẻ hóa và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh. Giai đoạn cuối của thoái hóa cột sống là thoát vị đĩa đệm, các chồi xương phát triển quá mức khiến cho hệ thống thần kinh bị rối loạn, tiền đình thậm chí teo cơ, bại liệt.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống
Một trong những nguyên nhân phổ biến xuất hiện dấu hiệu thoái hóa cột sống là tuổi tác, khi quá trình thoái hóa sinh lý bắt đầu diễn ra. Không chỉ vậy, thoái hóa cột sống còn do di truyền từ thế hệ trước. Bởi người sinh ra đã không có một hệ thống xương thân mình hoàn thiện, đẩy nhanh quá trình lão hóa hơn mức bình thường. Ngoài ra, những thói quen sai lầm trong sinh hoạt như gù lưng, nằm gối quá cao,... cũng dẫn đến hệ quả khôn lường và gây ra thoái hóa cột sống.
Mặt khác, một vài chấn thương liên quan trực tiếp đến cột sống cũng là nguyên nhân mắc phải căn bệnh này. Tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều muối, protein, phospho,... cũng làm tăng áp lực cột sống của bạn. Dấu hiệu thoái hóa cột sống cũng xuất hiện sớm hơn ở bệnh nhân béo phì, rối loạn chuyển hóa, viêm cột sống,...
Triệu chứng của thoái hóa cột sống
Các dấu hiệu thoái hóa cột sống là triệu chứng đầu tiên để chẩn đoán bệnh một cách chính xác và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng thoái hóa cột sống mà bạn nên để ý, nhanh chóng gặp bác sĩ để tư vấn khi gặp phải.
Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ
Đau tại vùng gáy, thường xuyên lan xuống cánh tay và tê bì ở một vùng cánh tay, cẳng tay và ngón tay.
Hạn chế vận động các động tác cơ bản ở cổ.
Nhức đầu vùng chẩm lan ra thái dương, không có các dấu hiệu thần kinh rõ rệt.
Xuất hiện hội chứng giao cảm cổ Barré – Liéou: Chóng mặt, ù tai, các vấn đề về mắt, thành sau họng, cảm giác vướng khi nuốt vào.
Một số trường hợp thoái hóa cột sống cổ nghiêm trọng sẽ xuất hiện hội chứng chèn ép tủy cổ, có thể gây liệt cứng nửa người thậm chí liệt tứ chi.

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Một trong những dấu hiệu thoái hóa cột sống là những cơn đau cấp tính dưới 4 tháng. Bệnh nhân cảm thấy đau buốt vùng thắt lưng khi thực hiện động tác mạnh, không lan xuống đùi và tứ chi.
Đau mạn tính kéo dài dai dẳng, âm ỉ tại vùng thắt lưng và giảm dần khi nghỉ ngơi.
Cơ cứng vào buổi sáng, hạn chế các hoạt động cơ bản vùng thắt lưng như cúi người, xoay eo, vươn người...
Đau rễ thần kinh do có hiện tượng chèn ép, có thể đau lan dọc thần kinh bì – đùi liên quan đến tổn thương nguyên phát tại chỗ.

Một số triệu chứng khác cần được theo dõi cẩn thận và khám tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bất thường. Bao gồm mệt mỏi, chán ăn, tê bì định khu,... rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác.
Chế độ ăn uống khoa học cho người thoái hóa cột sống
Để phòng ngừa thoái hóa cột sống cũng như một số bệnh lý xương khớp khác. Bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình.
- Hãy bổ sung Vitamin D và Canxi trong bữa ăn của bạn. Đó là những thực phẩm như sữa, phomat, cá hồi, súp lơ, cam. Thực phẩm giàu vitamin D như gan, thịt, cá, ngũ cốc, trứng, nấm.
- Bổ sung vitamin E, axit béo Omega và các chất chống oxy hóa (cá, các loại hạt, rau xanh).
- Uống nhiều nước.
- Hạn chế uống nước có chất kích thích như rượu, bia, café.
- Hạn chế bổ sung chất béo không tốt.
- Bạn cũng cần lưu ý không nên ăn những thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt.
Trên đây bài viết vừa chia sẻ những thông tin về thoái hóa cột sống. Nguyên nhân cũng như những dấu hiệu thoái hóa cột sống. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Hãy tìm hiểu kĩ và có chế độ ăn uống, dinh dưỡng, luyện tập hợp lý nhé! Nếu triệu chứng của bạn nặng, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định các xét nghiệm. Và hãy theo dõi tintuc24h để cập nhật thường xuyên thông tin hữu ích nhé!