‍Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý phổ biến ngày nay

November 12, 2020
Sức khoẻ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý phổ biến ngày nay. Hầu hết ai cũng dễ dàng mắc phải chứng bệnh này, không riêng gì người già. Chứng thoái hóa này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động hằng ngày. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh lý để có cách khắc phục kịp thời.

Tìm hiểu về thoái hóa đốt sống vùng cổ
Tìm hiểu về thoái hóa đốt sống vùng cổ

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Chứng bệnh này bắt đầu từ hiện tượng các diện đốt sống, đĩa đệm đốt, bao hoạt dịch, dây chằng bị hư hỏng do một số nguyên nhân dưới đây được lặp đi lặp lại trong thời gian khá lâu.

Ít vận động

Dân văn phòng thường phải duy trì lâu ở một tư thế trước máy tính, vùng cổ và vùng gáy ít khi được cử động, chỉ nhìn lên rồi nhìn xuống sẽ ra chứng bệnh này, ngoài ra ra còn dễ bị vôi cột sống, gai cột sống.

Hoạt động quá sức

Những người thường xuyên làm công việc khuân vác nặng, cúi ngửa nhiều sẽ tạo một lực lớn lên các đốt cột sống. Lâu dần cá đốt sống sẽ yếu đi và đi thoái hóa nhanh.

Do ít vận động hoặc làm việc quá sức
Do ít vận động hoặc làm việc quá sức

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Việc không chú trọng đến chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cũng góp phần đưa bạn mắc phải chứng bệnh này. Bởi khi các đốt sống không được bổ sung đủ hàm lượng canxi, vitamin, magie... cho các hoạt động mỗi ngày.

Tư thế ngủ không đúng cách

Lựa chọn gối kê đầu khi ngủ quá cao, nằm nghiêng đầu sai tư thế sẽ làm cho đốt sống cổ thường xuyên bị mỏi, lâu dần sẽ sinh ra chứng bệnh trên.

Vấn đề tuổi tác

Theo sự vận động sinh học trong cơ thể, thường sau tuổi 40, các đĩa đệm cột sống sẽ bị mất nước và co lại. Trong khi đĩa đệm có vai trò giảm đi sự ma sát của các đốt sống của cột sống. Sự va chạm này sẽ làm cho đốt sống cổ bị tác động, gây ra chứng đau nhức ở khắp nơi trên cơ thể.

Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Trong thời gian đầu, chúng ta sẽ không nhận biết được các đốt sống cổ đang bị thoái hóa. Nhưng một ngày, nếu bạn cảm thấy bị đau, nhức mỏi ở vùng cổ khi vận động, đó là dấu hiệu của giai đoạn 1.

Tiếp đến là thỉnh thoảng ta sẽ bị vẹo cổ và đột ngột không cử động được. Hiện tượng này thường gặp vào mỗi buổi sáng khi thức dậy.

Chứng đau nhức sẽ lan rộng lên vùng tai, đầu và vùng trán. Hai bả vai, cánh tay cũng bị đau nhức và trở nên nặng nề, một số khác còn bị tê liệt ở bàn tay.  

Các nhà y học có nói về dấu hiệu Lhermitte. Đây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng hay còn gọi là hiện tượng ghế thợ cắt tóc. Người mắc phải triệu chứng này sẽ đột ngột bị khó chịu như là có luồng điện di chuyển từ cổ đến cột sống và khắp nơi trên cơ thể. Càng vận động, mức độ của hiện tượng này càng mạnh và sẽ tự biến mất nhưng nó sẽ lặp lại.

Những triệu chứng của thoái hóa đốt sống

Các đối tượng dễ mắc phải

  • Người lớn tuổi (từ sau 40 tuổi).
  • Dân văn phòng.
  • Người lao động nặng nhọc.
  • Người đã bị chấn thương vùng cổ trước đó.
  • Người có người thân trong gia đình đã từng bị bệnh lý này (yếu tố di truyền).

Những biện pháp chẩn đoán 

Khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm là biện pháp giúp chẩn đoán bệnh.

Khám lâm sàng

  • Khám lâm sàng kiểm tra tầm vận động của cột sống cổ.
  • Kiểm tra các phản xạ và sức cơ ở hai tay. Việc kiểm tra này mục đích để phát hiện các tác động của thoái hóa lên các dây thần kinh hoặc tủy sống.

Tiến hành các xét nghiệm theo chỉ định

  • X-quang cột sống cổ: Chụp X-quang là cách phát hiện những bất thường. Như gai xương, cầu xương, đây là dấu hiệu trực tiếp của thoái hóa đốt sống cổ. Xét nghiệm này cũng có thể loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp và nghiêm trọng hơn như khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương.
  • Chụp CT: Chụp CT thì hình ảnh sẽ chi tiết hơn, đặc biệt là các tổn thương xương ở mức độ rất nhỏ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có thể giúp xác định chính xác các khu vực nơi dây thần kinh có thể bị chèn ép.

Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Có câu : “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vậy cách phòng bệnh như thế nào ?

Đối với công việc không nên quá gắng sức, cần biết sức khỏe mình như thế nào. Hãy thường xuyên xoa bóp cho vùng cổ của bạn, phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 

Đối với dân văn phòng, hãy xây dựng thói quen thể dục giữa giờ với các động tác đơn giản.

Bàn ghế làm việc phải có độ cao hợp lý, thay đổi tư thế làm việc, không nên ngồi một tư thế quá lâu. 

Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu của chứng thoái hóa đốt sống cổ mà chúng ta cần nắm để quan sát và nhận biết sức khỏe của mình. Khi thấy cơ thể mắc một trong các hiện tượng trên, bạn cần đến bác sĩ khám để được tư vấn các giải pháp khắc phục kịp thời như: bổ sung dinh dưỡng, chất bôi trơn cho các đốt xương, các bài tập luyện phù hợp…


Nguồn Facebook: Huỳnh Tiến Tiến

Tiến Tiến

He y my name is Tiến Tiến

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form